Triển khai đào tạo nguồn nhân lực quản lý nhà nước về gia đình
Đăng ngày: 14/10/2016
(QĐND) - Nhiều người bất ngờ với con số 0% những người làm công tác quản lý nhà nước về gia đình hiện nay của nước ta chưa từng qua đào tạo chuyên ngành này. Thực trạng này sẽ không còn kéo dài lâu nữa khi hiện nay đã có một khoa đào tạo về ngành gia đình học.
Phóng viên Báo Quân đội nhân
dân đã có buổi trò chuyện với TS Bùi Thanh Thủy, Phụ trách Khoa Gia đình và
Công tác xã hội (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), về việc triển khai đào tạo nguồn
nhân lực quản lý nhà nước về gia đình.
Phóng viên (PV): Khoa Gia đình và
Công tác xã hội, một tên gọi nghe rất mới với nhiều người. Tại sao lại có
sự ra đời này, thưa bà?
TS Bùi Thanh Thủy: Gia đình học
theo quan điểm của chúng tôi là một khoa học nhân văn, chuyên nghiên cứu về lĩnh
vực gia đình. Nó là những khoa học về gia đình, nghiên cứu đời sống gia đình, cấu
trúc, chức năng và mối quan hệ giữa các thành viên, những quy luật biến đổi của
gia đình… Và vì vậy, nghiên cứu ứng dụng gia đình học là vận dụng những tri thức
cơ bản về gia đình học vào giải quyết các vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra, nhằm
giúp cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người, của mỗi gia đình, xã hội
ngày một hoàn thiện hơn. Nói một cách cụ thể là việc vận dụng các chức năng, đặc
trưng bản chất các mối quan hệ và quy luật vận động/biến đổi của gia đình, do
gia đình học lý luận tích lũy được, để giải quyết dưới góc độ gia đình học mọi
nhiệm vụ cụ thể, do thực tiễn xã hội đề ra, hướng đến hoàn thiện con người, đem
lại hạnh phúc cho con người, gia đình và xã hội.
Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống
khoa học về gia đình, không chỉ trong tư duy lý luận, trong học thuật mà cả
trong thực tiễn. Chú trọng đến gia đình học ứng dụng để làm gạch nối về lý thuyết
với nghiên cứu thực tiễn cho mục tiêu góp phần xóa dần các khoảng cách còn khá
xa giữa nhận thức khoa học với thực tế xây dựng đời sống gia đình, xây dựng con
người Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Xét về vấn đề đào tạo, nghiên cứu
phải gắn liền với thực tiễn và thực tiễn là nơi để sinh viên đắm mình vào trong
đó. Tôi nghĩ đó chính là lý do quan trọng khiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
có quyết định thành lập Khoa Gia đình và Công tác xã hội thuộc Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội.
Sinh viên Khoa Gia đình và Công tác xã hội trong chuyến đi thực tế hoạt động cộng đồng tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, tháng 9-2016. Ảnh do Khoa Gia đình và Công tác xã hội cung cấp
PV: Khi nghĩ đến xây dựng gia đình,
người ta thường nghĩ đó là vấn đề riêng tư, việc của mỗi cá nhân. Vậy các sinh
viên tốt nghiệp Khoa Gia đình và Công tác xã hội có những cơ hội việc làm như
thế nào, thưa bà?
TS Bùi Thanh Thủy: Trên thực tế, sau khi
giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, các hoạt động của công tác quản lý
nhà nước về gia đình có nhiều thay đổi. Hiện tại, tất cả các sở văn hóa, thể
thao và du lịch đều có phòng gia đình. Đó là chưa kể tới nguồn nhân lực đang
tham gia vào các chương trình, tổ chức chính phủ, phi chính phủ làm công tác
gia đình, trong các cơ quan truyền thông về các vấn đề xã hội. Hàng loạt doanh
nghiệp sản xuất hay cung cấp dịch vụ gia đình cũng cần đội ngũ am hiểu về tâm
lý tiêu dùng, nhu cầu gia đình để có hướng xác định, điều chỉnh nguồn cung-cầu
hàng hóa. Bản thân các gia đình cũng rất cần sự tư vấn, hỗ trợ về các hoạt động
như: Phát triển kinh tế gia đình, tổ chức đời sống, giáo dục giá trị, xây dựng
văn hóa, ứng xử phù hợp… Nhu cầu thực tế đó của xã hội đòi hỏi cần có ngành đào
tạo mang tính tổng hợp về gia đình nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của nguồn
nhân lực đang trực tiếp triển khai các hoạt động thực tiễn.
Trước những yêu cầu cấp bách đó, Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội là cơ sở giáo dục đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu và
triển khai đào tạo chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình; được Bộ Giáo dục
và Đào tạo cấp mã ngành cho phép đào tạo thí điểm ngành gia đình học bậc đại học
và bắt đầu thực hiện hoạt động đào tạo từ năm học 2015-2016.
Có thể nói, vì mang tính xã hội lớn
nên cơ hội việc làm cho sinh viên học ngành gia đình học và chuyên ngành
Quản lý nhà nước về gia đình khá cao. Tuy nhiên, vì công việc chính yếu của
người làm công tác gia đình là hoạt động cộng đồng nên rất cần tố chất
năng động, sáng tạo, hoạt ngôn và kỹ năng tổ chức.
PV: Bà có thể cho biết cụ thể Khoa
Gia đình và Công tác xã hội giảng dạy những nội dung gì?
TS Bùi Thanh Thủy: Khung chương
trình được kết cấu theo cấu trúc khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định với hệ
thống kiến thức về gia đình theo hai hướng. Đó là, nghiên cứu lý thuyết về gia đình
như: Nguồn gốc gia đình, chức năng gia đình, các loại hình gia đình, những đặc
trưng cơ bản của gia đình truyền thống, các xu hướng phát triển gia đình, mô
hình kinh tế gia đình… Bên cạnh đó, khoa cũng nghiên cứu các ứng dụng về gia đình.
Điển hình là các hoạt động nghiệp vụ nhằm định hướng, điều chỉnh công tác xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng gia đình văn hóa, các hoạt động trong lĩnh vực
gia đình…
Hiện nay, khoa đã xây dựng các môn
học như: Giáo dục gia đình, Tâm lý học gia đình, Xã hội học gia đình, Xây
dựng gia đình văn hóa, Tư vấn pháp luật, Văn hóa gia đình, Lịch sử hôn
nhân và gia đình, Kinh tế gia đình... Để giúp sinh viên có kỹ năng thực hiện
tốt công việc sau khi tốt nghiệp, chương trình học của khoa cũng gồm cả
những môn học cung cấp kiến thức kỹ năng bổ trợ như: Thuyết trình, tư
vấn hòa giải, tư vấn tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc gia đình,
chăm sóc người cao tuổi, gây quỹ hỗ trợ. Ngoài ra, khoa còn tổ chức các
câu lạc bộ cho sinh viên nghe ý kiến của chuyên gia, trao đổi thực hành kiến
thức... Chúng tôi liên tục tổ chức các buổi hội thảo, đi thực tế, hoạt động
ngoại khóa… gắn với các vấn đề thực tiễn cuộc sống, có tính thời sự xã hội, có
sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước… để sinh viên tăng cường vốn
sống, hiểu rõ và vận dụng tốt những bài học lý thuyết trước khi ra trường. Hướng
của khoa là đào tạo chất lượng cao, mỗi khóa học chỉ tuyển sinh tối đa
40 chỉ tiêu. Chúng tôi chú trọng đào tạo theo chuẩn quốc tế, nâng cao năng
lực ngoại ngữ, bảo đảm ra trường sinh viên có cơ hội, vị trí làm việc
vững chắc, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường lao động hiện nay.
PV: Xin cảm ơn bà!
MING NHÃ (thực hiện)
Nguồn: http://www.qdnd.vn
Admin5
- Đoàn Văn Chúc đi tìm những tiếng nói đã mất19.09.2016
- Công tác phân loại tài liệu tại Thư viện Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào30.09.2016
- Thư viện Trường THCS Đoàn Thị Điểm với công tác phục vụ bạn đọc14.08.2016
- Những yêu cầu đối với cán bộ TVTT hiện nay và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo12.08.2016
- Giáo dục văn hoá nghề cho sinh viên ngành khoa học thư viện và thông tin học08.08.2016
- Một vài giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu ngôi đình làng Việt ở xứ Quảng11.07.2016
- Sử dụng bài hát nhằm nâng cao kỹ năng phát âm tiếng Anh cho sinh viên22.06.2016
- Một số nguyên tắc lễ tân ngoại giao ứng dụng trong hoạt động lễ tân du lịch13.06.2016
- Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành – Khó khăn và giải pháp13.06.2016
- Lợi ích của phương pháp học hợp tác trong lớp học tiếng Anh11.06.2016
- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Đền Cờn21.04.2018
- Ẩm thực chay trong văn hóa ẩm thực Việt04.04.2018
- Thư mời đăng ký Thuyết trình khoa học23.03.2018
- “Bá quyền văn hóa”nhìn từ hiện tượng thơ bang giao Việt – Trung trong bối cảnh Đông Á trung đại27.11.2017
- Một số trao đổi khi nghiên cứu về văn hóa tộc người thiểu số08.11.2017
- Một số chú ý khi sử dụng lệnh tìm kiếm trong Windows 722.09.2017
- Nơi cưu mang những mảnh vỡ quá khứ17.08.2017
- Nguồn tin và sản phẩm thông tin phục vụ người dùng tin khiếm thị14.08.2017
- Di tích đình Đào Xá - Những giá trị văn hoá29.07.2017
- Hoạt động thông tin khoa học tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam11.07.2017