Phương pháp đọc sách có hi ệu quả
Đăng ngày: 26/10/2008
1. Học tập ở đại học: Nhân tố quyết định thành công là
tự học
Quá trình học tập nói chung bao gồm hai khâu: nghe giảng trên lớp và tự học ở nhà. Tuỳ từng cấp học, tỷ lệ tầm quan trọng của hai khâu này có khác nhau. Tầm quan trọng của nghe giảng trên lớp tỷ lệ nghịch với chiều tăng của cấp học. Cấp học càng thấp, việc nghe giảng trên lớp càng quan trọng; cấp học càng cao, việc nghe giảng trên lớp càng ít quan trọng hơn. Theo chiều hướng như vậy, tầm quan trọng của việc tự học tỷ lệ thuận với chiều tăng của cấp học.

Đại học là cấp học cao trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Tầm quan trọng của việc tự học cũng cần được xác định ở mức độ
cao hơn hẳn so với trung học phổ thông. Vì vậy, nếu học ở đại học theo tinh
thần học phổ thông thì không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà trường.
Tự học bao gồm hai phương diện: tự nghiên
cứu lý thuyết và tự thực hành. Đọc sách thuộc phương diện tự nghiên cứu lý
thuyết.
2. Đọc sách như thế nào cho có hiệu quả ?
2.1. Nguyên tắc đọc sách:
Đọc
kỹ, hiểu sâu, nhớ lâu còn hơn là đọc nhiều, hiểu nông, nhớ ít.
Cần coi đây như là một câu châm ngôn cho
việc đọc sách.
Không sốt ruột khi thấy người khác đọc
nhiều, biết nhiều hơn ta. Hãy đặt câu hỏi: Liệu người đó có hiểu sâu bằng ta
không? Hãy tự hào khi có đủ căn cứ để xác định là không.
2.2. Công việc đầu tiên là chọn sách để đọc
Thầy có thể chọn sách cho ta. Chỉ cần chọn
số lượng tối thiểu theo yêu cầu của thầy.
Phải chăng số sách tối đa cần đọc, ta không
quan tâm đến? Ta có thể nắm nội dung
những cuốn này thông qua người khác bằng những cuộc trao đổi, tọa đàm. Nếu
không có người để trao đổi thì phải đọc qua, đọc lướt, cốt nắm được nội dung
tổng thể, không cần hiểu sâu. Đối với những cuốn sách viết chuẩn về thể thức
trình bày, chỉ cần đọc các phần cuối chương và đọc kỹ phần kết luận là đủ. Nếu
có thời gian, hãy đọc kỹ hơn.
2.3. Đọc kỹ những cuốn sách đã chọn như thế nào?
2.3.1. Đọc phải đi đôi với ghi chép
Ghi chép vào đâu? Không nên ghi vào vở, vào
sổ tay hoặc vào một tập giấy trắng đã đóng thành quyển. Nên ghi vào những tờ
giấy rời có khổ rộng bằng 1/2 tờ giấy A4. Đây là cách làm tiết kiệm nhất, khoa
học nhất. Một tài liệu cần đọc có thể phải ghi hết 1 tờ, 2 tờ, thậm chí hàng
chục tờ. Sau khi đọc và ghi chép xong, cần ghim các tờ giấy rời này lại thành
tập để sử dụng trước mắt và lâu dài. Nếu đọc kỹ, ghi kỹ, những tập giấy này sẽ
là tài sản vô giá cho chúng ta. Trong suốt cuộc đời về sau, khi cần, chỉ đọc nó
là đủ, không phải đọc lại toàn bộ cuốn sách trước đây nữa, tiết kiệm được rất
nhiều thời gian cho công việc.
2.3.2. Ghi chép như thế nào đối với sách nghiên cứu,
lý luận?
Đây là điều khó nhất, cần sự kiên trì và say
mê đọc sách.
+ Trang đầu tiên, phải ghi tác giả, tên
sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, xuất bản lần thứ mấy, cuốn sách có bao nhiêu
trang. Nếu là bài báo trong tạp chí hoặc trong tuyển tập thì phải ghi thêm từ
trang nào đến trang nào.
+ Lần lượt đọc từ trang đầu đến trang cuối
cuốn sách. Đọc đến đâu, ghi lại các đề mục đến đấy. Không nên bỏ qua các đề mục
vì sau này, khi xem lại các đề mục, ta có thể hình dung ra toàn bộ cuốn sách.
Trong mỗi đề mục, cần ghi tóm tắt nội dung từ một đến hai hoặc ba dòng. Không
cần tóm tắt kỹ, sẽ mất thời gian làm việc khác.
+ Quá trình đọc là quá trình đi tìm các luận
điểm trong sách. Trong mỗi đề mục có những nhận xét, nhận định, đánh giá, lý
giải của tác giả cuốn sách. đó là các luận điểm. Cần ghi lại những luận điểm
này.
Có hai cách ghi: Ghi tóm tắt và ghi nguyên
văn (trích đoạn). Trường hợp nhận định của tác giả quá dài thì phải ghi tóm
tắt, còn những nhận định tương đối ngắn, gọn, có thể ghi nguyên văn, để trong
ngoặc kép. Trong cả hai cách, nhất thiết phải ghi số trang ở cuối đoạn trích
hay tóm tắt. Việc này rất quan trọng cho việc trích dẫn sau này (không mất công
tìm lại cuốn sách đã đọc).
+ Ngoài những luận điểm trong sách là các
lời phân tích, các dẫn chứng minh hoạ. Những nội dung này, chỉ cần đọc để hiểu
các luận điểm, không cần phải ghi lại. Trừ một vài dẫn chứng hay, ngưòi đọc cảm
thấy thú vị thì có thể ghi lại.
+ Có cần ghi lại những nhận xét, suy nghĩ
của chính người đọc sách không?
Rất cần. Điều này thể hiện chiều sâu của
việc đọc sách. Đọc sách không phải là
một quá trình nhận thức thụ động. Người đọc cần có chủ kiến, cần thể hiện năng
lực phê phán của mình đối với những luận điểm của tác giả cuốn sách. Vì thế,
nếu thấy cần thiết, người đọc có thể ghi chú (trong ngoặc đơn) những nhận xét
khác với tác giả. Dĩ nhiên, những chỗ người đọc đồng tình với tác giả thì không
cần ghi chú.
+ Sau khi đọc xong cuốn sách, cần đọc lại
toàn bộ phần ghi chép để một lần nữa khắc sâu vào trí nhớ, biến nội dung này
thành kiến thức của người đọc.
KẾT LUẬN
Đọc sách phải hiểu sách, hiểu vẫn chưa đủ,
cần nhớ sách. Việc ghi chép giúp ta nhớ sách lâu dài, giúp ta nhớ lại nhanh khi
quên sách. Tài liệu ghi chép là những viên gạch xây nên tầm cao trí tuệ của
chúng ta.
PGS.TS.
Trần Đức Ngôn
- Tọa đàm " sinh viên thủ đô Hà Nội 1000 năm tuổi"23.10.2008
- Ngày hội hiến máu nhân đạo trường ĐH Văn hóa Hà Nội18.10.2008
- Tổng kết mùa hè thanh niên tình nguyện 200817.10.2008
- 1001 chuyện kỳ khôi chỉ có ở giảng đường…15.10.2008
- Sinh viên đi làm thêm04.10.2008
- Một tháng ở xứ sở Kim Chi10.09.2008
- Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung không vi phạm thể lệ cuộc thi05.09.2008
- Rủ nhau đi học... “nhạc mồm”25.08.2008
- Đêm hội "teen" Hà Nội thể hiện mình17.08.2008
- Hạt nắng dịu dàng02.08.2008
- Sự kiện âm nhạc “Wandering Star”- Đường về cho kẻ lang thang, sự thăng hoa của cảm xúc!20.04.2018
- XẨM VỌNG HƯƠNG - về nơi câu hát nỉ non…20.04.2018
- Đêm gala “Lala Land - Giai điệu của những kẻ cô đơn”20.04.2018
- ĐIỂM HẸN VÙNG CAO - Chương trình sự kiện chào mừng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/417.04.2018
- Tọa đàm "Các hình thức táng ở Việt Nam – Phần 2" - Trường hợp Mộ thuyền Châu Can, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.16.04.2018
- Chương trình nghệ thuật Sắc màu Việt Nam của sinh viên khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số11.04.2018
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tặng ghế đá cho Nhà trường27.03.2018
- Tọa đàm “Kỹ năng mềm và định hướng nghề nghiệp” - câu trả lời cho việc ra trường đi đâu và làm gi?19.03.2018
- Ấm áp từ sự sẻ chia12.03.2018
- Xuân Ấm vùng cao - Cùng khoa Văn hóa học sẻ chia yêu thương07.03.2018