10 sự kiện tiêu biểu của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2014
Đăng ngày: 31/12/2014
(ĐHVH) - Trong những
ngày cuối năm 2014, ánh nắng nhẹ dường như đã xua tan bớt cảm giác lạnh giá của
mùa đông. Sự ủng hộ của thời tiết này dường như làm Ban Giám hiệu Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội cùng Lãnh đạo các đơn vị trong trường thêm phần hứng khởi
trong cuộc họp giao ban cuối năm. Cuộc họp đã tổng kết lại hoạt động của Nhà
trường trong năm 2014 với những công việc đã hoàn thành xuất sắc và những công
việc cần sự đầu tư thêm cũng như các kế hoạch, chiến lược phát triển nhà trường
ngắn hạn, dài hạn. Trong số các nội dung ấy, một việc dường như đã thành thông
lệ hằng năm, đó là bình chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu trong chuỗi sự kiện đã
hoàn thành của năm được toàn thể thành viên quan tâm đón chờ nhất. 10 trong số
14 sự kiện nổi bật của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong năm 2014 đã nhanh
chóng được lựa chọn với sự nhất trí cao của tập thể lãnh đạo Nhà trường.
1. Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội và đón nhận Huân chương độc lập hạng Nhì
Ngày 26/03/2014,
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập
Trường (26/3/1959 – 26/3/2014) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhì. Đây là
phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước ghi nhận những đóng góp to lớn của
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
trong sự nghiệp đào tạo cán bộ văn hóa.
Văn nghệ chào mừng 55 năm thành lập trường
Chặng
đường 55 năm của Nhà trường đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng nền văn hóa và
nền giáo dục cách mạng rất đỗi tự hào, là hành trang quý báu để Nhà trường vững
tin với toàn Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng cộng đồng các trường Đại
học, Cao đẳng Việt Nam bước vào thời kỳ mới của sự phát triển, chấn hưng đất
nước và hội nhập quốc tế.
Chúc
mừng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhân dịp 55 năm thành lập và đón nhận Huân
chương Độc lập Hạng Nhì của Chính phủ, đ/c Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch biểu dương tinh thần, những nỗ lực của tập thể cán bộ
giảng viên Nhà trường qua các thế hệ để đã góp phần làm nên những thành tích vẻ
vang ấy và tạo dựng thương hiệu của một trong những trường hàng đầu trong Ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Khánh thành tượng đài "Hồ Chí Minh với văn
hóa"
Ngày 22/03/2014,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành tượng đài
"Hồ Chí Minh với Văn hóa” tại khuôn viên tiền sảnh nhà A. Đây là một trong
những hoạt động quan trọng chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày
thành lập Trường (26/3/1959- 26/3/2014).
Khánh thành tượng đài "Hồ Chí Minh với văn hóa"
Chủ
tịch Hồ Chí Minh được cả thế giới biết đến là vị “Anh hùng dân tộc”, “Nhà
văn hóa lớn”. Người là biểu tượng kiệt xuất của dân tộc, đã cống hiến cả cuộc
đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chính vì
lẽ đó, thầy và trò Nhà trường mong muốn xây dựng phù điêu Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặt tại vị trí trang trọng trong khuôn viên tiền sảnh nhà A, bên cạnh vườn
tượng 4 vị danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du
như một sự tri ân về một biểu
tượng của tinh hoa văn hóa dân tộc, một tấm gương sáng soi đường cho thầy và
trò Nhà trường vững bước trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Công trình vừa có ý nghĩa to lớn, có
tính nghệ thuật cao, cũng là một trong những hoạt động thiết thực nằm trong
chuỗi các hoạt động kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Sau
một thời gian nỗ lực chuẩn bị, cùng sự hỗ trợ của rất nhiều cá nhân, tập thể,
các đơn vị trong và ngoài Trường, công trình đã hoàn thành.
3. Hoàn thành toàn bộ việc chuyển đổi sang đào tạo Tín chỉ
Ngày
27/12/2014 vừa qua, Hội nghị chuyển giao mô hình đào tạo tín chỉ và Tổng kết
công tác đào tạo năm 2014 đã diễn ra vào lúc 14h tại Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể
thao & Du lịch.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên phát biểu tại hội nghị
Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội bắt đầu triển khai mô hình đào tạo tín chỉ từ năm 2012.
Trong quá trình thực hiện, Nhà trường cũng đã gặp phải không ít khó khăn nhưng
bằng sự kiên trì và quyết tâm đổi mới mô hình giáo dục một cách tích cực mà
những khó khăn dần được khắc phục. Hiện nay sau hơn 2 năm đưa mô hình đào tạo
tín chỉ vào thực tế, thầy và trò Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã gặt hái được
nhiều kết quả tốt đẹp như hoàn thành tốt công tác chuyển đổi mô hình đào
tạo sang tín chỉ, tăng tính chủ động của sinh viên, tăng tính công nghệ,…
4. Hoàn thành 219 Tập bài giảng của chương trình đào tạo
Tín chỉ
Đào tạo theo phương
thức tín chỉ đang là xu thế tất yếu đối với các trường Đại học ở Việt Nam hiện
nay. Đây cũng là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng và cấp bách của Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để có thể tồn tại, phát
triển và đáp ứng nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho ngành văn hóa, đáp ứng nhu
cầu học tập của xã hội và yêu cầu đào tạo cán bộ văn hóa hiện nay cần có những
bước đổi mới mang tính đột phá không chỉ về phương thức, mục
tiêu, nội dung chương trình đào tạo mà cần đổi mới toàn diện, triệt để ngay từ
mỗi chương trình môn học – bài giảng.
Hoàn thành 219 tập bài giảng chương trình đào tạo tín chỉ
Nhằm thích ứng với
quá trình đổi mới giáo dục và tăng cường chất lượng đào tạo của Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội nói riêng, của hệ thống giáo dục Đại học ở Việt Nam, tập thể
giảng viên Nhà trường đã bám sát yêu cầu đào tạo trong điều kiện mới, từng bước
triển khai việc đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ ngay từ
khâu biên soạn bài giảng, giáo trình. Đến
nay, với sự nỗ lực không ngừng của giảng viên và lãnh đạo Nhà trường, 219 Tập bài giảng của chương
trình đào tạo Tín chỉ đã được biên soạn đồng thời hoàn thành việc nghiệm thu.
5. Chính thức đào tạo tiến sĩ Quản lý văn hóa
Sau
gần 25 năm đào tạo bậc cao học các chuyên ngành Văn hoá học, Khoa học Thư viện
và Quản lý văn hoá, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã có những đóng góp đáng kể
vào việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ văn hoá có trình độ cao cho đất
nước. Ghi nhận thành tích đào tạo sau đại học và những bước trưởng thành vượt
bậc về mọi mặt của Nhà trường, năm 2014 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã vinh
dự được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa.
Việc
chính thức được nhận nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ Quản lý văn hóa là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát
triển về chất lượng trong công tác đào tạo sau đại học của Trường Đại học Văn
hoá Hà Nội, đồng thời cũng mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển đội ngũ
cán bộ hoạt động văn hoá có trình độ lý luận và thực tiễn cao, đáp ứng yêu cầu
của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
6. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng 120
trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam của Tổ chức xếp hạng các trường đại học
trên thế giới CSIC Tây Ban Nha
Tổ
chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới Consejo Superior de
Investigaciones Científicas (CSIC) đã công bố trên Webometrics bảng xếp hạng
các trường đại học trong năm 2014 trên toàn thế giới, trong đó có xếp hạng 120
trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam.
Bảng
xếp hạng của CSIC dựa trên các thông tin có được từ website do các trường đại
học, cao đẳng công bố về số lượng sinh viên, giảng viên, cơ sở vật chất học
tập, chương trình đào tạo, số lượng các công bố quốc tế được đăng tải
hoặc trích dẫn, tầm ảnh hưởng của các công bố khoa học được đăng tải
hoặc trích dẫn, và hoạt động hợp tác quốc tế.
Theo
bảng xếp hạng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đang ở vị trí 45 trong số hàng
trăm trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam, xếp thứ 319 trong Đông Nam Á, hạng
1661 châu Á và vị trí 7423 trên thế giới.
7. Bế giảng khóa I và khai giảng khóa II lớp tiếng Việt cho
các học viên Hàn Quốc của Dự án: "Nhà quản lý kinh doanh trẻ toàn
cầu"
Việt Nam – Hàn Quốc
từ lâu đã là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa. Trong
thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc liên tục có những dự án nhằm
tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác cùng phát triển ở nhiều lĩnh vực như
kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch,… Trong những dự án đó, “Nhà quản lý kinh
doanh trẻ toàn cầu” do Học viện Daewoosky quản lý đã thu hút sự quan tâm của
đông đảo người dân Hàn Quốc.
Hoạt động thuộc Dự án: "Nhà quản lý kinh doanh trẻ toàn cầu"
Trong 5 năm trở lại
đây, kinh tế Hàn Quốc đã có những sự phát triển vượt bậc, vươn lên trở thành
một trong những nền kinh tế hàng đầu tại Châu Á. Tại Việt Nam và Hàn Quốc hiện
nay, mỗi nước đang có khoảng 13.000 lao động làm việc. Dự án “Nhà quản lý kinh
doanh trẻ toàn cầu” là một trong những dự án quan trọng thúc đẩy quá trình học
tập, nghiên cứu kinh tế, văn hóa Việt Nam dành cho học viên Hàn Quốc.
Từ
năm 2013, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được chọn là đối tác quan trọng của Học
viện Daewoosky thực hiện chương trình đào tạo tiếng Việt dành cho học viên Hàn
Quốc trong dự án mang tên “Nhà quản lý kinh doanh trẻ toàn cầu”.
8. Khánh thành phòng Truyền thống của Nhà trường
Sau
một thời gian khá dài chuẩn bị với mục đích có một không gian lưu giữ và trưng
bày các tài liệu, hiện vật gắn với quá trình hình thành và phát triển của Nhà
trường hơn nửa thế kỷ qua, cũng là một trong những hoạt động thiết thực chào
mừng kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường (26/3/1959- 26/3/2014), sáng ngày
25/3, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã chính thức cắt băng khánh thành Phòng
Truyền thống.
Niềm vui trong buổi khánh thành phòng Truyền thống
Với
nội dung thiết kế đảm bảo được yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn, đạt được tính
khái quát cao về tổng thể, tiêu biểu về nội dung, đảm bảo được tính trung thực,
khách quan của lịch sử, Khoa Di sản văn hóa là đơn vị thường trực được Nhà
trường giao thực hiện nhiệm vụ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng Phòng
Truyền thống.
Giờ
đây, khi đứng trước Phòng Truyền thống, chúng ta lại một lần nữa được tự hào về
mái trường Văn hóa 55 năm xây dựng và phát triển. Đây sẽ là nơi lưu giữ những
giá trị, những thành tựu và là nơi biểu dương tinh thần tập thể, sức mạnh của
Nhà trường, không chỉ 55 năm qua và còn là những chặng đường tiếp theo của Đại
học Văn hóa Hà Nội.
9. Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Viết văn Nguyễn Du -
Khoa Viết văn, Báo chí
Sau
một thời gian chuẩn bị trong tâm thế háo hức, sáng ngày 15/11/2014, Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội cùng thầy trò Khoa Viết văn – Báo chí đã long trọng tổ chức
Lễ kỷ niệm "35 năm thành lập Trường Viết văn Nguyễn Du - Khoa Viết văn,
Báo chí". Lễ kỷ niệm không chỉ là ngày hội ngộ, gặp gỡ của nhiều thế
hệ học viên đã từng học tập tại trường mà còn là dịp để khẳng định một lần nữa
những đóng góp quan trọng của dòng mạch Viết
văn Nguyễn Du – Viết văn, Báo chí trong đời sống văn học nghệ thuật, trong
diện mạo báo chí, học thuật của nước ta suốt 35 năm qua.
Tập thể, lãnh đạo Khoa VVBC nhận bằng khen
Được
thành lập từ năm 1979, Trường Viết văn Nguyễn Du đã trải qua nhiều thay đổi về
tên gọi cũng như nội dung, chương trình đào tạo. Trong phát biểu khai mạc,
PGS.TS Nguyễn Văn Cương đã coi sự kiện Viết văn Nguyễn Du sáp nhập vào Trường
Đại học Văn hóa là cột mốc quan trọng, đánh dấu một chặng đường mới với tên gọi
Khoa Viết văn, Báo chí cùng những kế hoạch xây dựng, phát triển theo hướng đa
dạng loại hình đào tạo trên tinh thần kế thừa thành tựu chuyên ngành viết văn đã
có trước đây.
10. Khánh thành Thư viện số
Vào
hồi 08h30 ngày 21/3/2014, tại Phòng Hội đồng, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã
diễn ra “Lễ khai trương Cổng thông tin Thư viện số” của Trường Đại học Văn hoá
Hà Nội. Sau hơn 6 tháng nghiên cứu và triển khai, cổng thông tin Thư viện số đã
chính thức đi vào hoạt động phục vụ người dùng tin là cán bộ, giảng viên và
sinh viên toàn trường cũng như những nhà nghiên cứu có quan tâm đến nội dung
số. Đây là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa và là một trong những sự kiện hướng
tới chào mừng 55 năm ngày thành lập Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của tập thể
thầy và trò Khoa Thư viện Thông tin.
PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Cương - Hiệu trưởng Nhà trường
phát biểu tại Lễ Khai trương Cổng thông tin Thư viện số
Có
thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những tác động của nó
đối với hoạt động thông tin thư viện, CNTT đã tạo điều kiện để thư viện phát
triển, đồng thời cũng tạo ra nhiều kênh cung cấp thông tin khác cạnh tranh với
thư viện, ngày càng thu hút thị phần bạn đọc của các thư viện và làm biến đổi
văn hóa đọc từ truyền thống sang dạng số. Đã đến lúc các thư viện cần mang dịch
vụ tới cho người dùng tin thay vì tổ chức tại thư viện và đợi họ đến sử dụng.
Tin: HN
Admin3
- Lễ trao tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp VHTTDL cho ông Kim Woo Choong, cựu Chủ tịch tập đoàn Daewoo, Hàn Quốc.25.12.2014
- Lễ ký biên bản hợp tác giữa ĐH Văn hóa HN và ĐH Zielona Gora, Ba Lan08.12.2014
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - Thành công cùng dự án "Nhà quản lý kinh doanh trẻ toàn cầu" 201428.09.2014
- Bảng xếp hạng các đại học ở Việt Nam năm 201421.09.2014
- Lễ ký kết hợp đồng đào tạo ngôn ngữ khóa 2 cho dự án GYBM12.09.2014
- Lễ ký kết biên bản hợp tác giữa ĐH Văn hóa HN và Trường ĐH Ajou- HQ25.08.2014
- Chuyến thăm và làm việc của Trường ĐH Văn hóa Hà Nội tại Hàn Quốc26.05.2014
- Lễ chào cờ, phát động phong trào thi đua làm theo lời Bác và cắt băng ra mắt các tập bài giảng19.05.2014
- Danh sách các đơn vị, cá nhân ủng hộ xây dựng tượng đài "Hồ Chí Minh với văn hóa"02.04.2014
- Tưng bừng lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Trường và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhì26.03.2014
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/1120.11.2019
- Hội diễn 20/11/2019: Đêm thăng hoa của những nghệ sĩ “không chuyên”18.11.2019
- Triển lãm ảnh và Tọa đàm với chủ đề “Nơi đầu sóng” – Đem tình yêu biển, đảo tới Trường Đại học Văn hóa Hà Nội11.11.2019
- Sinh viên phải xây dựng lối sống độc lập, năng lực học tập – nghiên cứu – sáng tạo và khả năng kiềm chế bản thân để vươn lên và thành công16.10.2019
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội khai giảng năm học mới12.09.2019
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trao bằng cho 08 Tiến sĩ và 133 Thạc sĩ30.08.2019
- Hội nghị triển khai công tác năm học 2019 - 202015.08.2019
- Lễ bế giảng và trao bằng cử nhân cho sinh viên tốt nghiệp năm 201918.06.2019
- Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường Đại học Văn hoá Hà Nội26.03.2019
- Chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội20.03.2019